Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Tại sao smartphone Trung Quốc giá rẻ lại bán chạy dịp cuối năm 2015

Chỉ cách đây vài năm về trước, khi mà điện thoại Nokia lên ngôi, các nhãn hiệu smartphone đến từ Trung Quốc bị người dùng tẩy chay. Tuy nhiên, đến thời nay thì smartphone Trung Quốc lại lên ngôi.

Quang Muộn, chủ hai cửa hàng kinh doanh điện thoai xách tay ở Cầu Giấy và Trường Chinh (Hà Nội) cho biết, mỗi ngày bên anh bán được hàng chục mẫu smartphone của Xiaomi, doanh số tiêu thụ tốt chẳng kém "cơn sốt" iPhone 5c giá rẻ hồi đầu năm. 

Trong khi đó, anh Đinh Quang Lộc, chủ một hệ thống chuyên kinh doanh điện thoại Trung Quốc cũng vừa mở thêm hai cửa hàng mới, một tại Hà Nội và một tại TP HCM. Theo anh, thị trường điện thoại Trung Quốc "xách tay" ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh so với năm ngoái, khách hàng ngày càng tăng nên phải mở rộng hệ thống để đáp ứng.

Chỉ trong vòng một năm, smartphone Trung Quốc có thương hiệu đã tràn ngập ở thị trường Việt Nam. Không chỉ nhiều hãng mới đổ bộ vào, đưa máy lên các kệ hàng chính hãng mà ngay cả thị trường "xách tay", những cái tên tới từ Xiaomi, Meizu hay LeTV cũng được giới kinh doanh ưa chuộng. Không ít model mới ra được săn đón và tìm cách đưa về Việt Nam sớm nhất, sức hút không kém những "siêu phẩm".

Gần cuối năm, hàng cao cấp bán chậm, iPhone cũng ế ẩm nhưng những model giá rẻ như Xiaomi Redmi Note 2 hay Redmi Note 3 luôn đắt khách. Đây đang là cứu cánh cho doanh số của hệ thống, anh Hà Mạnh Tuấn, quản lý Mobile chia sẻ. Từ lúc về Việt Nam hồi cuối tháng trước, Redmi Note 3 của Xiaomi luôn trong tình trạng khan hàng, máy về được vài ngày là lại hết. Để có nguồn hàng lớn, hệ thống này phải cắt cử nhân viên sang Trung Quốc gom máy trong đợt đầu.

Cũng như iPhone, độ "hot" của sản phẩm giá rẻ khiến họ phải niêm yết giá các màu chênh lệch nhau tới 300.000 đến 400.000 đồng, dù sản phẩm giá trị chỉ trên dưới 4 triệu đồng. Trong đó, phiên bản màu vàng Gold được để giá cao hơn hai màu đen và bạc. Ngoài Redmi Note 3, những model như Redmi Note 2 cũng của xiaomi hay M2 Note, M2 của Meizu, X600 của LeTV đang bán rất chạy và được săn đón ở thị trường "xách tay".


Theo anh Muộn, lúc trước, đa phần người dùng Việt Nam vốn không ưa đồ điện tử, đặc biệt là điện thoại, thương hiệu Trung Quốc vì chất lượng có thể không bền như quảng cáo, mẫu mã xấu. Tuy nhiên, thị trường thay đổi đi nhiều ở thời của những thương hiệu mới như xiaomi, Meizu. Ban đầu chỉ kinh doanh điện thoại "xách tay" Hàn Quốc như Sky Pantech sau đó là điện thoại hàng Nhật, nhưng giờ, mặt hàng bán chính tại cửa hàng của anh Muộn lại là các smartphone Trung Quốc, cùng với iPhone. 

So với Samsung, Sony hay HTC, Asus, smartphone của Xiaomi, Meizu hầu hết có cấu hình mạnh mà giá lại rẻ hơn, hàng mới nên chất lượng dễ kiểm soát. Như model đang "ăn khách" Redmi Note 3 có giá trên dưới 4 triệu đồng, nhưng được trang bị vỏ kim loại nguyên khối, màn hình Full HD, RAM tới 3GB và cảm biến vân tay. Với cấu hình như vậy khó chọn iPhone hay Samsung, Sony, HTC vì hoặc là phải bỏ tiền gấp đôi để mua hàng mới hai là chọn hàng đã qua sử dụng với nguy cơ mua phải hàng dựng, anh Hà Mạnh Tuấn giải thích.

Hầu hết các smartphone của Xiaomi, Meizu hay LeTV xách tay về Việt Nam vẫn bị hạn chế, không tải được ứng dụng Play Store và sử dụng dịch vụ của Google. Dẫu vậy, theo các cửa hàng, người mua vẫn chấp nhận vì đa phần là sinh viên, người biết có tìm hiểu về đồ công nghệ. Cộng đồng người dùng những mẫu smartphone Trung Quốc như Xiaomi, Meizu trong nước cũng tăng lên nhiều nên các bản ROM, phần mềm khắc phục những lỗi hay hạn chế như trên cũng sớm có.

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :